Tầm nhìn thương hiệu

Tầm nhìn thương hiệu, tiếng anh Brand Vision

Muốn định ra được tầm nhìn cho một thương hiệu, trước hết bạn phải trả lời được các câu hỏi.

Brand là gì và Tầm nhìn (Vision) là gì?

Brand là gì?

Đó là những hiểu biết của chính bạn, những đánh giá của bạn về một thương hiệu, không nên đi theo những lý thuyết đã có sẵn. Theo tôi, thương hiệu là:

  • Trước hết thương hiệu phải gắn với một sản phẩm/ một dịch vụ
  • Là một cái tên cho một sản phẩm/ dịch vụ hoặc dấu hiệu nhận biết cho sản phẩm/ dịch vụ đó.
  • Một sự công nhận, sự chấp nhận của người tiêu dùng mục tiêu đối với cái tên/ dấu hiệu nhận biết đó
  • Thương hiệu phải truyền tải được giá trị của người sở hữu hoặc sử dụng SP/DV đó thông qua Niềm tin vào sản phẩm và Sự thừa nhận của cộng đồng về SP/DV đó.
Vision là gì?

Trước hết để trả lời được câu hỏi Vision cho Brand là gì hãy trả lời 2 câu hỏi Why? và How?

Why?

Trả lời câu hỏi thương hiệu sinh ra để làm gì? giải quyết vấn đề gì trong tương lai và điều này phải làm cho người khác tin tưởng được.

Tương lai của thương hiệu này là gì?

Những vấn đề gì người ta nói đến trong thời đại này?

Và How?

Xác định cách để đạt được những điều đó. Có 3 điều phải quan tâm và đi đồng thời với nhau đó là:

Thứ nhất là Đứng đầu về chi phí làm ra sản phẩm (chi phí tốt nhất)

Thứ 2 là Có sự khác biệt – Exclusion (không giống với difference). Difference là sự khác biệt nhưng có thể bắt chước được. Ví dụ: Ngày xưa điện thoại di động chỉ có hình thanh, nắp gập, … sau này có DN thêm camera vào sau cái điện thoại, đây là sự khác biệt difference, nhưng các doanh nghiệp khác có thể thêm vào camera giống như vậy. Còn sự khác biệt exclusion là một sự khác biệt mang tính cách mạng, có thể nói là độc đáo. Ví dụ: apple sản xuất ra các dòng máy tính và điện thoại mang tính exclusion vì nó khác biệt về cách thức sử dụng và giá trị hình ảnh của sản phẩm.

Thứ 3 là Đứng đầu thị trường khe (Niche Segment). Ví dụ: Cân Nhơn Hòa là DN đứng đầu thị trường ngách Cân có mặt đồng hồ. Ghi chú: Trong kinh doanh phải có đối thủ cạnh tranh, nếu không có đối thủ, người tiêu dùng sẽ dễ trở nên tiêu cực. Ví dụ: Cân Nhơn Hòa vẫn có đối thủ trong thị trường khe là Cân có mặt đồng hồ, tuy nhiên thị phần của các đối thủ này không lớn và Nhơn Hòa có thể bóp chết lúc nào cũng được, mặc dù có thể hạ đối thủ như vậy nhưng Nhơn Hòa vẫn để cho đối thủ sống vì điều này tạo ra một sự so sánh sản phẩm giữa Nhơn Hòa và đối thủ, là cho người tiêu dùng có hình ảnh để so sánh. Nếu bóp chết đối thủ để Nhơn Hòa thống lĩnh thị trường thì có thể khách hàng sẽ không còn tin tưởng cân Nhơn Hòa nữa mà lại trở nên nghi ngờ. Do đó => Nên có đối thủ cạnh tranh trên thị trường.

Đăng tải tại Khác | Bình luận về bài viết này

6 lý do khiến marketing truyền miệng không hoạt động tốt

Những vấn đề mà quảng cáo – một dạng marketing truyền thống thường
phải đối mặt là chi phí cao, tần suất xuất hiện dày đặc gây “nhiễu” cho
người tiêu dùng. Tâm lý chung người tiêu dùng thường gặp là không có
niềm tin tuyệt đối vào các spot quảng cáo. Trong khi đó, marketing
truyền miệng lại khắc phục được những điểm bất lợi đó.

Có nhiều dạng truyền thông marketing hấp dẫn và có tính thuyết phục
hơn truyền miệng, thế nhưng với sự nhiệt tình và chân thật của người
giới thiệu, bạn có thích và tin không? Không có gì ngạc nhiên khi hầu
như những marketer B2B (business-to-business) đều đánh giá cao phương
pháp này với tính cơ hữu, thanh thoát tự nhiên, và – có lẽ điều tốt
nhất – đây là phương thức gần như không tốn chi phí trong kinh doanh

Nhưng có một số doanh nghiệp, đặc biệt trên lĩnh vực B2B, đã đặt quá
nhiều niềm tin, hy vọng vào chiến lược truyền miệng này, nhất là trong
việc lôi kéo được khách hàng mới dựa vào sự chuyển dịch.

Tai sao? Một phần là vấn đề của lòng tự hào – mỗi khách hàng mới đến
công ty của bạn như là kết quả của sự giới thiệu cúa một khách hàng
hiện tại, điều này như một sự chứng thực rằng công việc kinh doanh của
bạn đang đi đúng hướng.

Và có một lý do nữa đó là sự thuận tiện – quảng cáo và những dạng
thức truyền thông marketing đều tốn nhiều chi phi, các hãng thông tấn
rất khó tìm và quản lý, và một điều tự nhiên là đa số các phương tiện
truyền thông đều phần lớn để lại ấn tượng là không đủ chất lượng để
tiếp cận mục tiêu.

Tuy nhiên, sự tin tưởng vào thuộc tính cố hữu của truyền miệng vẫn
thật sự là con đường bảo hộ cho những doanh nghiệp vừa và nhỏ để giữ
qui mô kinh doanh ở mức vừa và nhỏ.

Đây là lý do tại sao:

1. Truyền miệng vốn bản thân nó đã mang tính chủ quan

Thật vậy, một số doanh nghiệp đặt mục tiêu giá trị cao trong lời
giới thiệu mà họ nhận được từ đồng nghiệp và những nguồn được chỉ dẫn.
Nhưng nhiều công ty, đặc biệt trong môi trường B2B, coi những lời giới
thiệu đó như là những ý kiến chủ quan và không hoàn toàn tin vào đó,
đặc biệt khi lời giới thiệu đó không theo cách bình thường và không
khách quan theo phẩm giá chất lượng.

Bán hàng B2B là một quá trình dài lâu, rõ ràng truyền miệng giúp
mang khách hàng đến với bạn. Nhưng sau đó, thực nghiệm về chất lượng,
nghiên cứu phát triển và sự biểu hiện của thành công sẽ giúp bạn tiến
xa hơn và là điều quan trọng hơn.

2. Truyền miệng thì không kiểm soát được

Như chính định nghĩa, thậy khó mà kiểm soát được những điều mà người
khác nói về dịch vụ của bạn theo hình thức truyền miệng. Những người
giới thiệu có thiện chí và với ý tốt đôi khi chuyển đi những thông điệp
không đúng hoặc mô tả bạn với cái nhìn hạn chế sẽ khiến cho những khách
hàng tiềm năng sẽ không xem xét công ty bạn như một giải pháp trong
công việc kinh doanh.

3. Truyền miệng giới hạn tầm với

Đặc biệt trong ngữ cảnh B2B, hình thức truyền miệng chỉ hiệu quả với
những người biết về bạn và với những người biết về người giới thiệu.
Chỉ tăng thêm một hoặc hai lần sau khi rời khỏi nguồn truyền miệng (có
nghĩa là, những người biết đến người biết về bạn) và sẽ nhanh chóng mờ
dần đi.

4. Truyền miệng rất dễ bị lật đổ và bị làm biến chất

Trong môi trường B2B, nói chung có rất nhiều đối thủ, dù ở mức độ
tập đoàn hay chỉ là những người bán hàng riêng lẻ, cũng dễ dàng lan
truyền những điều bất lợi về quản lý công ty, tài chính, mô hình dịch
vụ hoặc những vấn đề về chất lượng. Điều này dẫn đến những huỷ hoại
nghiêm trọng về hình ảnh công ty và đặc biệt rất khó hoá giải những
thông tin loại này ở những nơi mà các phương tiện truyền thông bình
thường không đến được.

5. Truyền miệng có giới hạn, chính ở định nghĩa của nó

Truyền miệng thường thành công dựa vào sự đánh giá tình trạng hiện
thời của công ty. Thật khó để gửi đi những thông tin về những phát kiến
mới trong chiến lược và những năng lực mới thông qua hình thức truyền
miệng, nhất là khi những khách hàng hiện thời chỉ biết đến công ty trên
khía cạnh những gì mà công ty mang đến cho họ.

6. Truyền miệng không có khả năng mở rộng

Không có bất kì chuẩn mực nào để đo lường hiệu quả của hình thức
truyền miệng, đôi khi đơn thuần chỉ là marketing các mối quan hệ, bởi
vì mọi thứ chỉ dựa trên cơ sở one-on-one. Bạn sẽ không bao giờ với tới
những thị trường tiềm năng như các tập đoàn Mỹ, những người còn không ý
thức được sự tồn tại của bạn.

Nói cách khác, trong môi trường kinh doanh B2B, việc vượt qua những
vấn đề này có thể được gọi là chiến lược truyền miệng phóng đại – ví
dụ, tạo ra một thông điệp online để có thể gửi đến cùng lúc nhiều
người, huấn luyện và thúc đẩy những người truyền thông điệp, tạo ra
những khuyến khích cho người đi truyền đạt, và tìm ra những chỉ số công
nghiệp có liên quan hoặc xoay quanh công ty bạn và các dịch vụ của công
ty.

Nhưng sự phóng đại trong truyền miệng cũng có những khiếm khuyến như
những phương thức truyền thông khác. Trong thế giới kinh doanh B2B như
thế vẫn chưa đủ. Đó là lý do tại sao các công ty vẫn cần phải tiêu tốn
thời gian và tiền bạc vào các nghiên cứu cụ thể, sự hỗ trợ của các công
cụ bán hàng phức tạp, và những phương tiện truyền thông phổ biến khác
như quảng cáo, PR, ấn bản giấy và điện tử phụ thêm.

Đắt? Dĩ nhiên rồi. Và trong thế giới kinh doanh B2B, thật là không
may mắn khi nghèo nàn về các phương tiện truyền thông để thực hiện.
Nhưng điều đó đồng nghĩa với việc các công ty sẽ phải chi trả nhiều hơn
cho việc lựa chọn các công ty truyền thông và làm sao để các công ty
truyền thông này quảng lý tốt các chương trinh marketing của họ

Mỗi khi công ty đưa ra những chương trình thực hiện tốt và đúng chỗ,
truyền miệng sẽ phát sinh từ chương trình này – và sẽ chuyển đi những
tin tức tốt về dịch vụ, sản phẩm và danh tiếng của công ty – phần giá
trị tốt tăng thêm.

Nguồn: Marketingprofs.

Đăng tải tại Marketing - Brand | Bình luận về bài viết này

Đào tạo nhân viên hiệu quả

Đào tạo nhân viên không chỉ đơn thuần là giúp người học đạt đến một cấp
độ cao hơn về kỹ năng hoặc trau dồi những kinh nghiệm mới… mà còn là
cách tạo dựng niềm đam mê để nhân viên gắn bó lâu dài hơn với doanh
nghiệp.

Do đó, hãy đầu tư đúng mức cho các khóa học nhằm giúp đội ngũ nhân viên ngày càng chuyên nghiệp hơn.

Có bộ phận chuyên lo về công tác đào tạo

Tập trung hướng phát triển của nhân viên xoay quanh
những chủ đề quan trọng như kỹ năng giao tiếp với khách hàng, nâng cao
khả năng sử dụng máy tính, nghệ thuật dịch vụ khách hàng… là những đề
tài quan trọng.

Hãy đặt ra mục đích cho từng nhân viên khi mời họ tham
gia một số giờ đào tạo nhất định trong năm. Về phần mình, các nhà quản
trị phải quan sát chặt chẽ hơn sự phát triển của nhân viên và đánh giá
chính xác sự tiến bộ của từng người.

Lập thư viện trong một câu lạc bộ sách

Một doanh nhân nổi tiếng là Walt Disney từng cho rằng:
“Trong những cuốn sách luôn tồn tại một phần quý giá hơn cả của cải
trên các hòn đảo chứa báu vật”. Thư viện của doanh nghiệp nên có đủ
sách, video, audio về nghệ thuật kinh doanh, tiếp thị và quản trị. Nên
tạo điều kiện thuận lợi nhất để mọi người có thể vào thư viện tìm tòi,
tham khảo tài liệu.

Câu lạc bộ sách nên tổ chức sinh hoạt hằng tuần để lôi
cuốn mọi nhân viên tham gia bàn bạc nội dung một cuốn sách mới bổ ích
nào đó. Nên khuyến khích mọi người đóng góp tài liệu cho thư viện hoặc
tìm đề tài cho các kỳ sinh hoạt của câu lạc bộ sách.

Tổ chức các khóa đào tạo do những chuyên viên giỏi nhất đảm trách

Bộ phận chuyên lo về công tác đào tạo có nhiệm vụ phát
hiện những người giỏi về từng mặt chuyên môn trong doanh nghiệp và mời
họ chuẩn bị tham gia các chương trình đào tạo của công ty theo kế hoạch
đã vạch ra hằng năm. Tùy theo nội dung cần truyền đạt, khóa đào tạo có
thể chỉ kéo dài vài buổi vào những ngày thứ Bảy trong tuần.

Những đề tài đáng được ưu tiên là quản lý thời gian,
phong cách sống, nghệ thuật lãnh đạo nhóm, kỹ năng nói và viết, kỹ năng
xây dựng kế hoạch, kỹ năng quản trị dự án… Gặp những vấn đề phức tạp
quá, nên mời chuyên gia từ trường đào tạo hoặc từ cơ quan chuyên ngành.

Đối với những nhân viên giàu tiềm năng, có thể trở
thành nhà quản trị tốt thì nên tổ chức riêng cho họ những khóa học đặc
biệt, chuyên sâu hơn. Những khóa học như thế nên tổ chức tập trung
trong ba tháng, liên tục trong những ngày cuối tuần, giảng viên là
người mời từ bên ngoài, kết hợp với các nhà quản trị cao cấp, có kinh
nghiệm của doanh nghiệp.

Kích thích nhân viên vận dụng những điều mới học được

Nếu nhân viên thích bàn về các vấn đề vừa học được,
hãy khuyến khích họ. Nếu họ muốn thử nghiệm điều mới học vào công việc,
hãy tạo điều kiện thuận lợi cho họ. Đó chính là cách giúp họ biết được
những trách nhiệm mới, những đòi hỏi mới và cả những quyền hạn, quyền
lợi mới và họ sẽ ra sức cố gắng để vươn lên.

Đầu tư vào nền giáo dục bậc cao

Thông thường, ít có doanh nghiệp hỗ trợ học phí cho
nhân viên khi họ theo đuổi các lớp học ngoại khóa. Một khi hiểu được
mục đích và nội dung học của nhân viên phù hợp với những đòi hỏi về
năng lực chuyên môn của doanh nghiệp, hãy chủ động ký kết hợp đồng hỗ
trợ nhân viên học tập để sau khi hoàn thành khóa học, nhân viên sẽ được
giao nhiệm vụ nặng nề hơn, nhưng hưởng lương cao hơn. Đó là cách đào
tạo tiết kiệm, đồng thời cũng là cách giữ chân người có trình độ làm
việc lâu dài.

Doanh nhân sài Gòn Cuối tuần/Entrepreneur

Đăng tải tại Tổ chức | Bình luận về bài viết này

Một số trò chơi sinh hoạt cộng đồng

Đố nghề

* Mục đích: rèn luyện trí nhớ, khéo léo
* Số lượng: 30 người trở lên, chia nhiều nhóm
* Địa điểm: trong phòng, ngoài sân
* Thời gian: 5 -> 7 phút

Cách chơi: Quản trò chia người chơi ra thành 3 nhóm và mỗi nhóm cử 1
nhóm trưởng. Quản trò sẽ diễn tả hành động và nhóm trưởng có 2 phút để
bàn với nhóm sau đó trả lời xem là nghề gì. Quản trò phải diễn tả 1
hành động ít nhất 3 lần, nhóm nào trả lời trước thì được thêm 1 điểm.


Cao – Thấp – Dài – Ngắn

* Mục đích: rèn luyện trí nhớ, khéo léo
* Số lượng: 30 người trở lên, có thể chia nhiều nhóm
* Địa điểm: trong phòng, ngoài sân
* Thời gian: 5 -> 7 phút

Cách chơi: quản trò (hành động tay của mình) hô: Cao – Thấp – Dài –
Ngắn. Người chơi làm theo lời quản trò, quản trò phải dần dần làm nhanh
để người chơi dễ bị sai
** Chú ý: quản trò phải cho người chơi làm nháp 1 lần rồi mới bắt đầu

Tìm tác giả tác phẩm (thơ)

* Mục đích: rèn luyện trí nhớ, khéo léo
* Số lượng: 30 người trở lên, chia nhiều nhóm
* Địa điểm: trong phòng, ngoài sân
* Thời gian: 5 -> 7 phút

Cách chơi: Quản trò chia ra từ 1 -> 3 nhóm, quản trò sẽ đọc 1 đoạn của 1 bài thơ
Ví dụ: “Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lý chói qua tim”
Quản trò sẽ hỏi: 2 câu thơ này của ai – nhóm nào trả lời được thì cộng thêm điểm. Người chơi phải am hiểu thơ văn của dân tộc.


Thi tìm những con vật có từ láy

* Mục đích: rèn luyện trí nhớ, khéo léo
* Số lượng: 30 người trở lên, chia nhiều nhóm
* Địa điểm: trong phòng, ngoài sân
* Thời gian: 5 -> 7 phút

Cách chơi: trong hội trường có bảng (nếu có). Quản trò chia ra làm 3
-> 4 nhóm, mỗi nhóm cử 1 bạn lên, quảntrò sẽ ra mật hiệu cho các bạn
là “Tìm những con vật có từ láy”
Ví dụ: chuồn chuồn, bươm bướm, …

Nói và làm ngược

* Mục đích: rèn luyện trí nhớ, khéo léo
* Số lượng: 30 người trở lên, có thể chia nhiều nhóm
* Địa điểm: trong phòng, ngoài sân
* Thời gian: 5 -> 7 phút

Cách chơi: người chơi xếp thành vòng tròn
– Quản trò hô: “Các bạn hãy cười thật to”
– Người chơi phải làm ngược lại là: “Khóc thật nhỏ”
– Quản trò hô: “Các bạn hãy nhảy lên”
– Người chơi phải làm ngược lại: “Ngồi xuống đất”
Quản trò sẽ chỉ người trong vòng tròn và nói 1 hành động nào đó thì
người chơi phải làm ngược lại. Quản trò có thể thể hiện bằng hành động
không cần nói, nếu người chơi không làm ngược lại thì sẽ bị phạt

TRÒ CHƠI " BẮN SÚNG "

Thể loại: Phản xạ.
Người chơi đứng thành vòng tròn. Quản trò sẽ đi vòng quanh và bất ngờ đứng trước một bạn nói "Đùng!" hoặc "Á!"
Nếu người quản trò nói "Đùng!" thì người chơi phải nói "Á!" và ngược lại.
Thực hiện động tác "Đùng!" bạn dùng tay làm như cây súng và chỉ vào người kia.
Thực hiện động tác "Á!" bạn giang hai tay ra và hơi ngã về sau.
(Có hai động tác thôi mà cũng dễ lộn lém đó *_*)

TRÒ CHƠI " ĐÁNH TRỐNG LÃNG "

Thể loại: Phản xạ.
Người chơi xếp thành vòng tròn. Quản trò sẽ đi vòng quanh và bất ngờ đứng trước một bạn rồi hỏi một câu bất kì.
Nhiệm vụ của người chơi là phải trả lời một câu không ăn nhập gì tới câu hỏi hết.
( Bí quyết cho quản trò là nên hỏi câu "yes-no", dễ "dính" lắm. )
Ví dụ:
QT: "Bạn ăn cơm chưa?"
DV: "Chưa" hoặc "rồi" là tiêu, chậm cũng tiêu luôn.
——> Có thể trả lời mấy câu đại loại như: "Bồ tui có ở nhà.", "Hôm nay trời đẹp."….

TRÒ CHƠI " NGƯỜI, HỔ VÀ SÚNG"

Thể loại: Phản xạ
Người chơi đứng thành vòng tròn. Quản trò sẽ đi vòng quanh và bất ngờ
đứng trước một bạn rồi thực hiện một trong ba động tác sau:
– Người: Đứng yên, giậm chân một cái.
– Hổ: Giơ tay ra như hổ rồi… "grừ!!"
– Súng: Tay như cây súng rồi "Đùng" thui.
Quy định như sau: Người khắc súng, súng khắc hổ, hổ khắc người. Ai sai thì bị phạt.
( Cái này là kết hợp của trò "Bắn súng" và "Oẳn tù tì")

Trò chơi xếp thư:

Chơi theo cặp 1 nam & 1 nữ, các cặp thi đấu với nhau.
Dụng cụ:các tờ báo khổ lớn.
Cách chơi:
1.Nam & nữ cùng đứng trên 1 tờ báo.
2.Quản trò gấp tờ báo làm đôi.
3.Nam & nữ tiếp tục đứng lên tờ báo sao cho chân 2 người không lọt khỏi phạm vi tờ báo.
4.Quản trò tiếp tục gấp tờ báo lại.
Trò chơi cứ thế tiếp tục…Đôi nào còn có thể đứng gọn theo yêu cầu cuối cùng là người thắng cuộc.
Kỷ lục đã lập là đôi nam nữ đứng trên tờ báo còn khoảng…1 nắm tay (nam cõng nữ & … nhón 1 chân).


Trò chơi: Đứng, ngồi, nằm, ngủ

Tạo không khí vui vẻ trong sinh hoạt, phát triển phản xạ, rèn luyện trí nhớ.

* Nội dung:
Quản trò cho tập thể chơi học các cách sau:
-Đứng: Bàn tay phải nắm, giơ thẳng lên đầu.
-Ngồi: Bàn tay phải nắm, hai cách tay vuông góc, bàn tay giơ ngang mặt.
-Nằm: Bàn tay phải nắm, duỗi tay thẳng phía trước.
-Ngủ: Bàn tay phải nắm, áp vào má và hô: khò.

*&* Cách chơi:
+ Quản trò hô những tư thế, động tác theo quy định trên.
+ Quản trò có thể hô đúng làm đúng hoặc hô đúng làm sai.
+ Người chơi phải làm đúng theo lời hô của người quản trò và các động tác quy định của người quản trò.

*&* Phạm luật:Những trường hợp sau phải chịu phạt:
+Làm động tác sai với lời hô của quản trò.
+Không nhìn vào quản trò.
+ Làm chậm, làm không rõ động tác.

(–): Chú ý:
+ Tốc độ nhanh chậm tuỳ thuộc vào đối tượng chơi.
+ Quản trò dùng những từ khác để đánh lừa người chơi như tiến, lùi, khò… tạo không khí

KỂ CHUYỆN

Cách chơi: Người điều khiển bắt đầu câu chuyện tùy ý (chuyện vui hoặc
lồng mẫu chuyện đạo …). Khi nghe người điều khiển nói đến tên mình,
người có tên đó phải tiếp tục câu chuyện sao cho tình tiết không bị
gián đoạn, cứ thế tiếp tục hết vòng.

Thí dụ: Người đầu tiên kể: (Sáng hôm ấy thời tiết thật dễ chịu, tôi
bỗng nhiên thích đi dạo. Tôi vào nhà khoác vội chiếc áo len xanh có
thêm vài đoá hồng…” Người có tên Hồng phải tiếp tục câu chuyện và lập
lại từ đầu “Sáng hôm ấy…”.

NHỮNG TRÒ CHƠI VỚI BONG BÓNG


DỘI BOM

mỗi đội khoảng 5-10 người, xếp thành hàng dọc tại vạch xuất phát, lần
lượt từng người dùng một tay cầm bong bóng vừa đi vừa thổi. Khi đến
đích, người chơi đặt bong bóng xuống và ngồi lên cho bể rồi chạy về
vạch xuất phát, đến người khác…

QUẢ BÓNG TÌNH YÊU

mỗi đội khoảng 5 cặp nam nữ. mỗi cặp được phát 1 cai bong bóng, bạn nam
sẽ dung tay cầm bong bóng cho bạn nữ thổI (bạn nữ không được chạm vŕo
bóng), khi quả bóng đủ to, bạn nam cột bong bóng lạI rồI đặt vŕo giữa
má của hai người. cứ thế hai ngườI phảI giữ cho quả bong không rớt đi
về đích, đưa cho trọng tài rồI trở về vạch xuất phát. đến cặp khác.

ĐẤU THƯƠNG

mỗI độI gồm 6 ngườI, 4 nam 2 nữ. cứ 2 bạn nam chắp tay lam kiệu cho một
bạn nữ ngồI lên. bạn nữ cầm trên tay một que dài 1,5-2m đầu que có cột
một quả bóng đã thổI sẵn. tất cả các độI chơi bước vào trong một vòng
tròn lớn. nhiệm vụ của ngườI chơi là phảI vừa giữ cho bong của mình
không bể vừa dùng gậy chọc bể bóng của ngườI khác. kiệu nào bị chọc bể
bóng hoặc để rơi ngườI thì phảI bước ra khỏI vòng. kiệu nào còn lạI sau
cùng là chiến thắng.
*chú ý: khoảng cách từ bong bóng đến đầu các que phảI bằng nhau, nếu đề
kiện cho phép thì có thể mở rộng khu vực chơi cho thêm phần hào hứng.

KHIÊU VŨ

mỗI độI hai cặp nam nữ cột mỗI ngườI một chân vào vớI nhau, trên chân
tự do của mỗI ngườI cột một quả bong bóng đã thổI sẵn. tất cả cùng
khiêu “vũ” trong một vòng tròn và tìm cách đạp bể bong bóng của ngườI
khác nhưng phảI giữ bong bóng của mình không bị bể. cặp nào còn giữ lạI
bong bóng cuốI cùng thì thắng.

Dàn nhạc hòa tấu

Tập thểchia làm 4 nhóm:
N1:làm tiếng trống:thùng thình
N2:làm tiếng đàn:tưng từng,tưng.
N3:làm tiếng mõ:cốc,cốc,cốc.
N4:làm tiếng kèn:tò tò tò te
Quản trò đư tay vaìo nhóm nào thì nhóm đó thực hiện chức năng của
mình.Quản trò co thể 1 lúc đièu khiển cả 2 tay và khi đưa cao thì 4
nhạc cụ đều kêu vang và ngân dài.
Chúc các bạn vui!

Trò chơi đi tìm kho báu :

Chia làm 3->4 nhóm ,mõi nhóm chừng 10 người xuất phát tại 3,4 địa
điểm khác nhau mỗi nhóm có 1 trọng tài .Mỗi nhóm xuất phát tại 1 địa
điểm đi và tìm những tờ giấy chỉ dẫn ,làm theo chỉ dẫn cho tới khi tìm
được kho báu .Đội nào tìm được kho báu trước sẽ thắng .

Trò truyền dây thun (bằng tăm tre, que diêm, hoặc 1 que của chiếc chổi
tre(có cái gì ta dùng cái đó)…bất cứ thứ gì nho nhỏ, càng ngắn càng
tốt)
5 cặp nam nữ là đủ, nhiều quá thì nhàm. 10 người đứng so le nhau, cứ 1
nam rồi lại 1 nữ. Hay hơn nếu có thì cứ 1 cao rồi lại 1 thấp(cảnh thế
mới đẹp) Tất cả nhét tay vào túi áo, quần (tất nhiên của mình)
bỏ tay ra sau,…nói chung là trò này ko đc dùng tay sờ mó, động
chạm,… Người đầu tiên ngậm tăm, trên tăm cài dây thun vòng rồi sau đó
truyền cho người bên cạnh. 2 người làm sao mà dây thun từ tăm tre ng
thứ 1 sang đc tăm tre ng thứ 2 mà ko bị rơi xuống đất, ko đc dùng tay
chân hay bất cứ bộ phận nào tiếp xúc vào quá trình truyền dây. Cứ thế
truyền cho đến ng cuối cùng. Ai làm rơi tất nhiên sẽ có 1 hình phạt
thích đáng tùy vào yêu cầu số đông. Hoặc là bẻ đôi que tăm đó đi, que
càng ngắn càng vui mà
Có thể chia làm 2 đội, thi xem dây thun bên nào về đích trước. Tất nhiên là bên nào về sau thì là đội thua cuộc hì hì
Ai đã chơi hoặc xem trò này rồi thì chắc chắn biết rằng ko vỡ bụng thì ko fải là ng chơi, ng xem!
Ai chưa có ng yêu, chưa ấy ấy thì nên thử trò này 1 lần cho có kinh nghiệm

Tìm vật
*Dụng cụ : gồm 50 chiếc gim dắt
*khăn bịt mắt 5 chiếc
Người chơi: 10 người ( 5 Nam 5 nữ)
( có thể 2cặp, 3cặp đến 6,7 căp)
Cách chơi 5 ban nam chon cho mình 5 bạn nữ, hoăc ngược lại, đứng thành
5 cặp đứng úp mặt vào nhau. sau đó cứ bạn gái của người này thi dổi chỗ
cho ban kia, người quản trò phát cho 5 ban nam mỗi người 10 cái gim. và
gim vào 10 chỗ trên người ban gái đang đứng trước mặt mình, khi xong
rồi người quản trò dung khăn bịt mắt 5 người con trai lại , và trả họ
về với vị trí của mình. và ho ngươc, 5,4, 3,2,1. bắt đầu. thì 5 người
con trai phải tìm các chiếc gim trên người bạn gái của mình , ai nhânh
nhất sẽ thắng và sẽ được mọt phần thưởng gì đó chẳng hạn( yêu cầu lúc
tìm ghim phải bịt mắt ai , bỏ ra đương nhiên bị loại. và cứ thế cho
nhóm khác tiếp tuc chơi.
Đảm bảo với các bạn tham gia trò chơi này cực vui, cười ra nước mắt, và quan trong là khách hàng rất thích
Bí quyết của quản trò là chi nêu tên trò chơi, và yêu cầu tìm người chơi. khi có đủ thi bắt đầu công bố thể lệ

Đếm sao
* Mục đích: rèn luyện trí nhớ, khéo léo
* Số lượng: 30 người trở lên, có thể chia nhiều nhóm
* Địa điểm: trong phòng, ngoài sân
* Thời gian: 5 -> 7 phút

Cách chơi: quản trò hát bài hát: “Một ông sao sáng, 2 ông sáng sao tôi
đố anh chị nào từ 1 hơi đếm hết đến 10 ông sáng sao”. Người chơi được
chỉ định sẽ đếm: 1 ông sao sáng, 2 ông sáng sao, 3 ông sao sáng, 4 ông
sáng sao, …, 10 ông sáng sao – nếu như người chơi đếm không dứt 1 hơi
thì sẽ bị phạt

Ngón tay nhúc nhích

* Mục đích: rèn luyện trí nhớ, khéo léo
* Số lượng: 30 người trở lên, có thể chia nhiều nhóm
* Địa điểm: trong phòng, ngoài sân
* Thời gian: 5 -> 7 phút

Cách chơi: quản trò đưa 1 ngón tay lên và hát đếm: “Một ngón tay nhúc
nhích nè (2 lần). Một ngón tay nhúc nhích nhúc nhích cũng đủ làm ta vui
rồi” – Đưa hai ngón tay thì hát đếm thế 1 ngón thành 2 ngón
Một ngón tay ta hát 2 lần nhúc nhích, 2 ngón tay ta hát 4 lần nhúc
nhích … cho đến hết bàn tay – nếu người chơi đếm thiếu thì sẽ bị phạt

Con thỏ ăn cỏ

* Mục đích: rèn luyện trí nhớ, khéo léo
* Số lượng: 30 người trở lên, có thể chia nhiều nhóm
* Địa điểm: trong phòng, ngoài sân
* Thời gian: 5 -> 7 phút

Cách chơi:
– Quản trò: đưa bàn tay chụm lại hô “Con thỏ”
– Người chơi: lặp lại theo lời quản trò nói “Con thỏ”
– Quản trò: đưa tay này qua tay kia hô “Aên cỏ”
– Người chơi: làm theo và nói “ăn cỏ”
– Quản trò: đưa tay lên miệng hô “Uống nước”
– Người chơi: làm theo và nói “Uống nước”
– Quản trò: đưa tay lên lỗ tai hô “chui vô hang”, chấp tay lại hô “thỏ ngủ”
Người chơi phải làm theo quản trò nếu làm sai sẽ bị phạt, quản trò chú
ý phải làm dần dần nhanh (có thể nâng lên bằng cách nói và làm khác
nhau)

Hát đếm số

* Mục đích: rèn luyện trí nhớ, khéo léo
* Số lượng: 30 người trở lên, có thể chia nhiều nhóm
* Địa điểm: trong phòng, ngoài sân
* Thời gian: 5 -> 7 phút

Cách chơi: quản trò đưa 1 ngón tay lên thì người chơi bắt bàn hát theo số ngón quản trò đưa ra
Ví dụ: Quản trò đưa 1 ngón tay
Người chơi bắt bài hát: “Một ngón tay nhúc nhích nè (2 lần)
Một ngón tay nhúc nhích nhúc nhích cũng đủ làm ta vui rồi”
Quản trò đưa 2 ngón tay:
Người chơi: “2 con thằn lằn con rủ nhau cắn nhau đứt đuôi …”
Quản trò cứ tiếp tục đưa lần lượt các ngón tay nếu như nhóm nào không bắt được bài hát sẽ bị phạt

Hướng về miền Tây

* Mục đích: rèn kỹ năng hát hò …
* Số lượng: mỗi lần chơi từ 10 -> 15 người …
* Địa điểm: trong hội trường
* Vật dụng: 1 đồng hồ bấm số
* Tổ chức: 1 -> 2 quản trò

Cách chơi: để tạo sự bất ngờ, hấp dẫn cho người chơi nên: mời đại diện
mỗi đội lên sân khấu sau đó mới công bố trò chơi (không phân biệt nam
nữ). Tất cả đứng dàn hàng ngang trên sân khấu thi hò dài hơi nhất hoặc
xuống một câu vọng cổ, thứ tự từng người một. Người nào hò hay, dài hơi
nhất sẽ thắng. Nếu có số thời gian bằng nhau thì tổ chức thi đấu vòng
loại (có thể chấm giải cá nhân và tập thể có số giây nhiều nhất)
** Ghi chú: 1 quản trò chỉ định thứ tự người chơi vừa làm hoạt náo – đồng thời cử 1 người trọng tài bấm giờ và ghi kết quả

1-Đường hiểm hóc

Chỗ chơi: Đường dài ít nhất 20 thước.

Số người chơi:12 đến 40.

Xếp đặt: Chơi từng đội. Mỗi đội ít nhất 06 bạn. Trong mỗi đội
chọn ra 3 bạn làm chướng ngại vật. mấy bạn này đứng cách nhau độ 7,8
thước. Bạn đầu cuối lưng xuống, bạn thứ 2 đứng thẳng, bạn thứ3 đứng 2
chân dang ra. Tất cả các bạn khác đứng theo từng đội, ở đầu đường.


Cách chơi: Nghe hiệu còi, bạn số 1 trong các đội chạy tới trước
gặp bạn thứ nhất thì nhảy qua lưng bạn ấy (nhảy cừu), gặp bạn thứ nhì
thì chạy quanh bạn một vòng, gặp bạn thứ 3 thì bò lòn qua giữa hai
chân, đoạn chạy thẳng đến cuối đường. Rồi chạy lui gặp 3 chướng ngại
vật phải làm như trước. Về đến đích đập vào tay bạn số 2 để bạn này
chạy tiếp.


Chơi sai: Bỏ băng một chướng ngại vật và không nhảy, lòn hay chạy vòng quanh.


Bạn kia chưa đập vào tay mà bạn này đã bắt đầu chạy.





2-Cướp cờ.

Chỗ chơi: Sân rộng hoặc đám đất phẳng rộng một bề 30 thước, một bề 20 thước.

Số người chơi: 20 sắp lên

Vật liệu: 8 cây cờ

Xếp đặt: Chia Đoàn làm 02 phe, mỗi phe đứng một bên. Sau lưng mỗi phe có 4 cây cờ , cắm theo hàng ngang đều nhau.

Cách chơi: Các bạn phải chạy qua lọt hàng rào quân địch, vào chổ
cắm cờ để lấy cờ. Vào chỗ cắm cờ rồi, không ai có quyền bắt họ nữa. Vào
được rồi lấy một cây cờ đem về, đi ung dung không còn lo như khi đi
qua. Có thể lấy một cây cờ hoặc giải thoát cho tất cả tù binh thuộc phe
mình. Nếu trong lúc chạy qua bị quân địch sờ phải thì ở tù. Phe nào đem
về địa phận mình cả 8 cây cờ thì thắng cuộc.






3-Cua bò:



Chỗ chơi: San hoặc phòng rộng

Số nguời chơi: 5 trở lên. Tùy chỗ chơi rộng hẹp mà định số người chơi.

Xếp đặt: Nẵm ngửa, mặt và bụng lên trời. Chống với 2 chân và 2 tay, người này nằm nối đuôi người kia.

Cách chơi: Nghe còi lịnh, bò ngang với 2 chân 2 tay, ai đến sau
cùng phải cõng người đầu tiên một vòng. nếu chỗ chơi hẹp, người chơi
đông thì chơi loại dần.





4-Người què chơi bóng:

Chỗ chơi: Sân dài độ 20 thước

Số người chơi: 10-40

Vật liệu: Quả bóng tròn

Xếp đặt: Chia các bạn làm 2 phe cân sức. Trước khi chơi mỗi phe
đứng ở một đầu sân đối diện nhau. Quản trò đứng giữa sân, ném quả bóng
lên. Khi quả bóng rơi xuống đất rồi, bạn nào lượm được trước, ném về
phía phe kia và cuộc chơi bắt đầu. Một bạn phe kia lượm quả bóng và ném
trở lại. Phe này lại lượm bóng ném qua phe kia và cứ thế mà mà tục ném
bóng qua lại. Trái bóng rơi xuống ở đâu thì phải đứng tại đó mà ném trở
lại.


Mục đích cuộc chơi là làm thế nào liệng quả bóng đến đường đích của đối
phương. Muốn thế phải lấn đất, mỗi lần ném bóng, khi phe A ném bóng qua
phe B, và truớc khi bóng rơi xuống thì phe B có thể lấy tay và ngăn lại
không cho đi sâu vào nội địa, nhưng không được chụp bóng, chỉ đập bóng
với bàn tay thôi. Khi qủa bóng rơi xuống đất rồi thì có thể lấy chân
chận lại để nó khỏi lăn xa.






5-Ai say ai tỉnh



Chỗ chơi: Sân rộng có một cây

Số người chơi 5-40

Vật liệu:Một vòng tròn đường kính 2 tấc, một gậy dài độ 8 tấc. Treo vòng tròn trên vàomột cành cây cách mặt đất độ 1 thước 50.

Cách chơi: Các bạn thay phiên nhau chơi. Mỗi bạn đứng cách vòng
tròn khoảng 5 thước, xoay quanh người 10 vòng. Xong vòng chót, đứng
thẳng dậy, bước ngay tới trước, chĩa thẳng cánh tay trái vào trong vòng
treo.


Ai đưa được cách tay vào giữa vòng thì được 5 điểm. Nêú bị đổ lúc xoay
tròn hoặc lúc bước đến vòng tròn hoặc đưa tay ra ngoài vòng thì bị loại.





6-Người cụt đội nón

Chỗ chơi: Sân hoặc phòng rộng

Số người chơi: 10-40.

Vật liệu: Mỗi đội 01 cái nón, 1 cái ghế.

Cách chơi: Nghe tiếng còi, bắt đầu chơi, mấy bạn đứng đầu mỗi
đội chạy lên dụng miệng ngậm vào vành nón, để lật ngửa ra, tìm cách đội
lên đầu đi về rồi trở lại để nón ên nghế, lật úp lại. Không được dùng
tay để làm các công việc trên. Xong rồi,chạy về đánh vào tay người thứ
2 để bạn này lên thay mình. đội nào làm xong trước thắng cuộc.




7-Gánh nước thi

Chỗ chơi: Sân hoặc phòng rộng

Số người chơi: 3-40 người

Vật liệu: Mỗi đội 2 chén nước đầy

Xếp đặt: Các đội đứng thành hàng dọc. Cách mấy bạn đầu độ 10 thước, vạch một đường. Mấy bạn đứng đầu hàng cầm mỗi bạn một chén nước đầy.

Cách chơi: Nghe tiếng còi lệnh, các bạn đứng đầu mỗi hàng chạy
lên đường vạch, để chén nước xuống và chạy về đánh vào tay em thứ nhì,
đoạn chạy ra hàng sau mà đứng. Người thứ nhì vội chạy lên cầm chén nước
đưa cho người thứ 3 tiếp tục chạy lại.


Đội nào chạy mau nhất và còn nước nhiều nhất được cuộc.





8. Mưa rơi :

Chỗ chơi : Trong hội trường, trong vòng tròn hoặc trên xe

Cách chơi : Vòng tròn chú ý theo người điều khiển. Người điều
khiển đưa tay dưới thắt lưng vòng tròn vỗ tay nhẹ ( mưa nhỏ ). Người
điều khiển đưa tay lên cao dần, vỗ tay to dần và nhanh lên dần. Khi
người điều khiển đưa tay qua đầu vòng tròn, vỗ tay nhânh và lớn ( mưa
lớn )


Chú ý : Người điều khiển có thể đưa tay lên cao hoặc xuống thấp nhiều lần, với tốc độ nhanh chậm khác nhau để tạo âm thanh hay.

Để gợi sự chú ý cho vòng tròn, người điều khiển có thể chia vòng tròn
thành hai nhóm và thực hiện theo hay tay của người điều khiển.


Trò chơi cũng có thể biến dạng kết hợp tiếng reo theo quy ước. Mưa nhỏ
là “ rì, rì…” và khi mưa lớn là “ u,u…” liên tưởng có gió lớn.





9. Ban nhạc hòa tấu :

Vòng tròn có thể được chia thành 4 nhóm :

+ Nhóm 1 : Thực hiện tiếng trống “ Thùng thình “


+ Nhóm 2 : Thực hiện tiếng mỏ “ Tóc tóc “


+ Nhóm 3 : Thực hiện tiếng đàn “ Tùng tùng “


+ Nhóm 4 : Thực hiện tiếng chuông “ Keng keng “


Quản trò đưa tay về phía nhóm nào thì nhóm đó sẽ reo vang loại nhạc cụ mà mình được phân công


Để trò chơi thêm hững thú, quản trò có thể điều khiển một lúc hay tay
và khi đưa tay lên thì đồng loạt 4 nhạc cụ đều vang lên và ngân dài
nhạc cụ của mình, quản trò chỉ tay dưới đất thì tất cả đều phát ra
tiếng “ Hùm hùm …” và trò chơi được tiếp tục.





10. Nhà báo tìm dũng sỹ

Vòng tròn cử
một người là nhà báo và đi ra khởi vòng ( phòng ). Trong phòng cử một
người khác là dũng sỹ. Cả vòng tròn ( phòng ) quan sát thật kỹ những
đặc điểm của dũng sỹ.


Khi hay tin trong vòng ( phòng ) có một dũng sỹ, nhà báo được cử đến
phỏng vấn. Nhà báo có thể hỏi trong vòng tròn ( từ 3 đến 10 câu ) tùy
theo vòng tròn quy định. Câu hỏi của nhà báo chỉ có thể được là câu hỏi
phủ định hay khẳng định. Ví dụ : Dũng sỹ là nam phải không ? Hoặc dũng
sỹ có đeo khăn quàng phải không ? Nếu dũng sỹ là nam thì tất cả vòng
tròn vỗ tay, nếu dũng sỹ là nữ thì vòng tròn im lặng lăc đầu. mọi thành
viên không được nói, ai nói sẽ bị phạt vi phạm luật chơi. Sau khi hỏi
đủ câu hỏi đã quy định sẽ chỉ dũng sỹ đang ngồi trong vòng tròn. Nếu
chỉ đúng dũng sỹ đi ra ngoài và thay nhà báo, còn chỉ sai sẽ bị phạt
hình phạt do tập thể quy định.




11. Tập tự chủ

Vòng tròn cử ra một người có khiếu để quản trò

Tất cả trong vòng đều im lặng, quản trò đến trước mặt một người trong
vòng tròn và được làm 3 động tác thật hài hoặc một câu nói dí dỏm sao
cho người đối diện mình phải cười. Người đối diện với người quản trò
không được cười, nếu cười là vi phạm sẽ thay thế làm quản trò hoặc bị
phạt.





12. Nhóm yêu thích

Quản trò chia vòng tròn thành 2 nhóm đến 4 nhóm.

Quản trò cho một mẫu tự và chỉ một nhóm, tức khắc nhóm bị chỉ phải đọc
tên một tên tựa đề phiam hoặc tựa bài hát bắt đầu bằng mẫu tự đó.


Quản trò lại chỉ nhóm kế tiếp. nếu nhóm nào nói chậm hoặc nói lại tựa phim, tựa bài hát đã nói là bị xử thua.


Nên quy định tỷ số thắng bại. Trò chơi này còn có thể phát triển thêm các kiểu như sau :


a.Nói địa danh


b.Tên danh nhân, nhân vật lịch sử


c.Hoặc hát theo chủ đề : Những bài hát có chũ “ Mưa “, chữ “ Sông “…





13. Bảo vệ ngọn cờ vinh quang

Vật dụng : 01 cây cờ có cán

Số lượng : 20 – 30 người

Vòng tròn đếm từ số 1 đến hết. Mỗi người phải nhớ số của mình. Quản trò
đứng giữa vòng tròn và hô to “ 11 “ vừa dứt tiếng gọi số, quản trò bỏ
tay cầm cờ ra và cho rớt tự do, người mang số 11 chạy đến và giữ không
cho lá cờ chạm đất. nếu để chạm đất là vi phạm luật chơi, bị phạt và
trò chơi tiếp tục. Quản trò sẽ vào vị trí người số 11 và mang số 11.


Chú ý : Có thể thay thế số bằng tên tỉnh, thành phố, cây trái, hoa quả…

Tìm Người Yêu

Trò này tương đối hay. Mình được Chị Phúc Huyền và Anh Nam tổ chức cho
chơi. Thấy hay nên thỉnh thoảng lại cho đội chơi. Các bạn có thể đọc và
tổ chức cho đội mình chơi. Cách chơi như sau:

Số người chơi: 15 – 30 hoặc hơn(Yêu cầu Số Nam – Nữ tương đương nhau)
Luật chơi: Quản trò chọn ra 3 Nam/Nữtheo xung phong của người chơi hoặc
chỉ định. 1 người giám sát cho từng người 1 quay mặt đi chỗ khác. Cả
đội sẽ chọn ra 1 bạn Nữ/Nam để làm người iu của bạn Nam/Nữ kia(Có thể
xung phong). Sau đó, cho bạn Nam/Nữ kia quay lại. Nhiệm vụ của bạn này
là đặt ra 3 câu hỏi để nhận ra được người iu của mình(Có thể hỏi về
người đó thông qua vẻ bề ngoài, cách ăn mặc, tóc… VD: Người ấy tóc
dài hay ngắn?…)
Sau 3 câu mà không tìm được người iu thì người đó thua cuộc. Lần lượt cho 3 người chơi hết.
Sau khi tìm được người yêu của mình. 3 đôi sẽ đứng đối mặt với nhau.
Người Quản trò sẽ hỏi : Bạn thích nhất bộ phận nào trên cơ thể của
người iu mình?(Hoặc:Bạn ghét nhất bộ phận nào trên cơ thể ng iu của
mình? Bạn thấy bộ phận nào trên cơ thể người kia là bình thường
nhất?…) và hỏi lý do bạn chọn bộ phận đó?
Sau đó bạn cho 3 đôi lần lượt "Hôn" lên bộ phận bạn vừa chọn kia(Cái này thể hiện tính bất ngờ của trò chơi).
Hôn xong, cả đội sẽ cùng bình chọn đôi đẹp nhất và trao thưởng hoặc
phạt đôi "xấu" nhất. Thưởng và phạt thì các bạn có thể tham khảo ở bài
khác.

Chúc các bạn tổ chức thành công!

Sưu tầm

Đăng tải tại Entertainment | Bình luận về bài viết này

Một số phần mềm miễn phí hay

Trình duyệt Web & tiện ích Internet

– Opera 10.10 Final (Windows | Hệ điều hành khác): phiên bản vừa ra mắt hôm nay (23-11) có tích hợp nền tảng Opera Unite. Việc tích hợp sẽ làm giảm các bước trung gian khi chia sẻ các nội dung qua Internet.

– Mozilla Firefox 3.6 beta 3 , 3.5.5
MozBackup 1.4.10 beta 1: công
cụ sao lưu cho Mozilla Firefox, Mozilla Thunderbird, Mozilla Sunbird,
Flock, SeaMonkey, Mozilla Suite, Spicebird, Songbird và Netscape.

– Google Chrome 3.0.195.33
– Safari cho Windows 4.0.4
– IPNetInfo 1.20: cung cấp thông tin địa chỉ IP của máy
– FileZilla 3.3.0.1: FTP Client
– Core FTP Lite 2.1.1631: FPT Client

* WordPress 2.8.6 (Blog) và phpBB 3.0.6 (Forum) 

Tiện ích văn phòng

– Microsoft Presentation Companion 1.0 Beta:
sử dụng Presentation Companion, bạn có thể dùng Microsoft Office
PowerPoint Mobile trên điện thoại sử dụng Windows Mobile để điều khiển
phần trình diễn Powerpoint trên laptop.

– Sumatra PDF 1.0: thay thế cho Adobe Reader
– novaPDF Lite 6.4 build 311
– Foxit PDF Reader 3.1.3.1030

– FBackup 4.3: sao lưu cho Microsoft Outlook và Outlook Express
– PSPad 4.5.5 Build 2374 beta: bộ soạn thảo hỗ trợ nhiều ngôn ngữ lập trình HEXA editor, HTML, xuất ra các file RTF, HTML, XHTML..
– Stickies 7.0b: ghi chú, nhắc nhở việc

* Bộ Office 2010 Beta được dùng thử nghiệm miễn phí trong thời gian giới hạn (trialware):

Bộ ứng dụng văn phòng Microsoft Office 2010 phiên bản thử nghiệm

64-bit Client Installation of Office 2010
Microsoft Office Web Apps (Beta)
Project 2010 Reference: Software Development Kit
Download details Visio 2010 (Beta) Viewer
Download details Visio 2010 (Beta) Software Development Kit
Download details Microsoft Project Professional 2010 Beta x64
Download details Microsoft Project Professional 2010 Beta 32 bit
Download details Business Contact Manager for Outlook 2010 Beta
Download details Office 2010 (Beta) Administrative Templates and OCT
SharePoint 2010 Products Beta MP | SharePoint Foundation 2010 (Beta) MP 
Business Contact Manager for Outlook 2010 Beta
Microsoft Office 2010 (Beta) Filter Packs
Access 2010 Beta Download: Access Runtime
Microsoft Visio 2010 Beta
Microsoft Visio 2010 Beta
Microsoft Project Server 2010 Beta 

Bảo mật

– Microsoft Security Compliance Management Toolkit Series 2.1:
Bộ công cụ trợ giúp các quản trị IT lên kế hoạch, triển khai và theo
dõi vấn đề bảo mật trên hệ điều hành Windows và các ứng dụng Office
2007. Phiên bản 2.1 cập nhật hỗ trợ Windows 7, BitLocker Drive
Encryption và IE8.

– Avira AntiVir Personal Edition 9.0.0.415: trình anti-virus
– COMODO Internet Security 3.13.119746.572 (32-bit | 64-bit)
– Spyware Terminator 2.6.4.165
– SoftPerfect Network Scanner 4.4.1: quét IP, NetBIOS
– AVG Free Edition 9.0.707a1765
– ClamWin 0.95.3: trình anti-virus có thể tích hợp quét trong Outlook và Windows Explorer
– avast! Home Edition 4.8.1358: trình anti-virus bản miễn phí mạnh mẽ

SoftPerfect Network Scanner

Tiện ích hệ thống

– Wise Disk Cleaner 4.83: dọn dẹp hệ thống
– Auslogics Disk Defrag 3.1.0.65: chống phân mảnh ổ cứng
– Wise Registry Cleaner 4.91: dọn dẹp Registry
– Quicksys RegDefrag 2.7: chống phân mảnh Registry
– GPU-Z 0.3.7: thông tin phần cứng hệ thống
Parted Magic 4.6: quản lý partition hệ thống
– Glary Utilities 2.17.0.776: quản lý, tối ưu hệ thống
– Sysinternals Suite 2009-11-03: bộ tiện ích rất hay quản lý hệ thống
– COMODO BackUp 2.1.117500.10: sao lưu hệ thống

Microsoft Remote Desktop Connection 7.0 cho Windows XP và Vista, kết nối đến hệ thống sử dụng Windows 7 và Windows Server 2008 R2.

Hệ điều hành nguồn mở:

– openSUSE Linux 11.2

Multimedia

– FinalBurner 2.15.0.171: ghi đĩa hỗ trợ Windows XP/2000/2003, chưa hỗ trợ Windows7.
– DivX 7.2.2
– Win7 Codec Components 2.1.5: mã audio và video cho Windows 7
– Nero 9.4.12.708 Free: trình ghi đĩa miễn phí
– Kantaris Media Player 0.6.3: trình media player tương tự VLC
– QuickTime Alternative  3.0.1: thay thế QuickTime Player (QuickTime Player 7.6.5)

Đồ họa

– Paint.NET 3.5.1: bản nâng cấp hỗ trợ Windows 7
– Picasa 3.5 Build 79.81: trình quản lý hình ảnh
– inkScape 0.47-2: trình đồ họa hỗ trợ Windows | Mac | Linux

Đăng tải tại Computers and Internet | Bình luận về bài viết này

Phải nói với sếp rằng không có gì miễn phí!

Trong quá trình làm việc, điều hành bộ phận công nghệ trong công ty, chắc chắn các CIO đều gặp phải một vấn đề đó là các yêu cầu thực hiện những dự án về CNTT không có trong ngân sách cũng như kế hoạch của bộ phận từ cấp quản lý cao hơn. Vấn đề ở đây là bạn sẽ thực hiện hay không thực hiện yêu cầu này? Đây là thời điểm mà các CIO cần áp dụng những kỹ năng ngoại giao, phân tích để thuyết phục và giúp sếp quyết định những dự án nào cần tiếp tục, những dự án nào cần bỏ bớt.

Sau đây là bài tham khảo (pc world)

Ngân sách của bạn đã được ấn định và rất căng thẳng khi phải thực hiện tất cả những gì mong muốn với chừng ấy nguồn lực. Nhưng rồi lại nảy sinh những công việc không nằm trong ngân quĩ, chẳng hạn một dự án mà bạn không được cấp tiền hoặc nhân sự để thực hiện, nhưng lại không thể chối từ.

“Biết là dự án không nằm trong ngân sách nhưng chúng ta cần phải thực hiện”, sếp nói với bạn. Bạn cười với hàm răng nghiến chặt và nghĩ rằng trong trường hợp này tất cả nhân viên (NV) của mình sẽ phải cật lực làm việc miễn phí để hoàn thành dự án đó.

Đừng nghĩ vậy!

Sếp tiếp tục thuyết phục: “Bạn là người điều hành, tôi biết bạn có thể tìm ra cách khắc phục”, đây đúng là lời cổ vũ mạnh mẽ.

Kế tiếp: “Chúng ta chẳng có lựa chọn nào khác vì đây là mệnh lệnh cấp trên”.

À, thế là đã rõ, không có vấn đề gì bởi vì đây là mệnh lệnh từ cấp trên, những người có thể tạo ra thời gian và tiền bạc từ không khí!

Khi một đơn vị kinh doanh ra đời và mua một hệ thống rồi cần hỗ trợ về CNTT, hay công ty của bạn quyết định mở rộng hoạt động ở những khu vực mới (mà kèm theo là nhu cầu về mạng và email), những công việc này thường không có ngân sách thực hiện mà chỉ thêm vào danh sách những việc phải làm của bạn. Người ta (hoặc là sếp hoặc là khách hàng của bạn) mong muốn những điều vô lý như vậy rồi khiển trách khi bạn không thể thực hiện, và điều tốt nhất bạn có thể làm là thuyết phục họ quyết định chọn dự án này thì phải tạm hoãn dự án khác.

Làm thế nào để không đáp ứng?

Bạn không thể nói không. Dù có vô lý thế nào đi chăng nữa thì công việc không kinh phí này chắc là thực sự quan trọng đối với cấp điều hành bên trên. Có thể nó phát sinh từ các quy định của chính phủ hoặc luật pháp, cũng có thể từ chiến lược phát triển kinh doanh của công ty, và nói cách nào đi nữa cũng có nghĩa đây là điều không thể thương lượng được.

Một người lãnh đạo giỏi luôn biết rằng không thể tự nhiên giao nhiệm vụ vô lý cho NV theo kiểu ép từ trên xuống. Việc phân chia trách nhiệm đối với nhiệm vụ không có đường lựa chọn kiểu này là đương nhiên. Bản thân các NV đều có kế hoạch công việc của mình, khi ưu tiên để có thể hoàn thành nhiệm vụ được giao thì họ sẽ phải hoãn những việc khác lại. Kết quả là các dự án khác bị ảnh hưởng, có thể mọi việc đều bị chậm trễ.

Có thể NV sẽ bớt chú trọng vào chất lượng, hoặc có thể họ sẽ không thể nào hoàn tất công việc đúng hẹn. Và lúc ấy, CIO sẽ bị mất đi sự tôn trọng của các NV hoặc bị phản kháng vì đã không bảo vệ NV thuộc cấp của mình khỏi những yêu cầu vô lý của cấp trên. Đặt NV vào tình trạng thất bại vì không hoàn tất được công việc là điều không hay chút nào.

Một giải pháp khác cũng không khả quan hơn là phải ra lệnh cho NV hy sinh các hoạt động bồi dưỡng như đào tạo hoặc tham gia các dự án sáng tạo. Bạn có thể cho rằng việc bỏ các hoạt động này là cần thiết để đáp ứng các mục tiêu khẩn cấp tạm thời và ngắn hạn. Sự thật đây là một đường dốc trơn, làm được một lần bạn sẽ phải thực hiện việc tương tự hết lần này đến lần khác, vì bạn đã làm cho người ta tin rằng đơn vị của bạn có thể đảm nhận nhiều việc hơn nữa mà không cần thêm nguồn lực. Kết quả là bạn sẽ không bao giờ có thời gian làm gì ngoài những dự án khẩn.

Dĩ nhiên đây là điều thiển cận. Những tổ chức CNTT nào sẵn sàng làm việc mà không cần đào tạo, đổi mới, cải tiến quy trình hay xây dựng quan hệ khách hàng và những hoạt động “giữ cho kinh doanh khả quan” khó lòng thoát được sự diệt vong. Một bộ phận CNTT như vậy rõ ràng không hiệu quả và lỗi thời.

Một khả năng khác cũng không mấy tích cực hơn cho CIO là phải quyết định dự án khách hàng nào nên trì hoãn hoặc hủy bỏ. CIO có thể trung thực với quyết định của mình và giải thích cho khách hàng rằng nhiệm vụ không nằm trong ngân sách đang chiếm hết các ưu tiên về nguồn lực của tổ chức. Mặc dù việc cởi mở thông tin bảo vệ tính nhất quán của tổ chức, nó lại không phục vụ nhiều cho mối quan tâm của khách hàng hay quan hệ khách hàng.

Khi giải thích với khách hàng như thế tức là bạn đã nói với khách hàng rằng “dự án mà quí khách yêu cầu thực hiện không quan trọng đối với doanh nghiệp (DN) chúng tôi”.

Tệ hại hơn, nếu các quyết định được đưa ra một cách bí mật và khách hàng không biết điều gì đang xảy ra, bộ phận CNTT sẽ trở nên không đáng tin cậy.

Vậy thì CIO có thể làm được gì? Câu trả lời nằm ở mô hình DN-trong-DN.


Giải pháp: Hãy hành động như một DN

Nếu bạn nghĩ bộ phận CNTT là một DN trong DN, thì ngân sách CNTT không thật sự thuộc về CIO, mà là một khoản trả trước – tiền đặt cọc cho bộ phận CNTT để mua sản phẩm và dịch vụ trong suốt năm tài chính. Là một DN, bộ phận CNTT có nhiều khoản chi phí như chi phí bù đắp hay các dịch vụ của nhà cung cấp. Bộ phận CNTT kiếm doanh thu để bù vào các chi phí này bằng cách bán các sản phẩm và dịch vụ mà khách hàng đặt mua. Khách hàng sử dụng tài khoản trả trước để trả và chi phí mua hàng không thể vượt quá số tiền họ có trong tài khoản.

Thông thường quyết định mua hàng của họ sẽ thông qua một hội đồng có tên là “hội đồng điều hành CNTT”, dùng quy trình quản lý danh mục chi tiêu để quyết định nên mua gì từ tài khoản trả trước.

Một công việc không có trong ngân sách không thể ép bộ phận CNTT làm không công. Không có gì miễn phí cả!

Ngược lại, một nhiệm vụ không có kinh phí như thế lại ép khách hàng sử dụng tài khoản trả trước của họ để mua món hàng mà họ không định mua, một thứ mà họ không thật sự cần. Kết quả là sẽ không còn nhiều tiền trong tài khoản, lúc ấy, khách hàng sẽ phải lựa chọn ưu tiên và quyết định loại bỏ những thứ gì không mua để trả cho các công việc không có ngân sách thực hiện.

Nên nhớ điều này: các công việc không có ngân sách buộc khách hàng phải ra tay giải quyết chứ không phải bộ phận CNTT.

Cách hợp lý duy nhất mà CIO cần làm đối với một công việc không có trong ngân sách là trình bày cho khách hàng, người điều khiển tài khoản trả trước biết và để cho họ hoặc tìm thêm ngân sách, hoặc quyết định những sản phẩm và dịch vụ CNTT nào họ có thể loại bỏ bớt.

CIO 15/03/08

Đăng tải tại Road to CIO | Bình luận về bài viết này

Lĩnh vực công việc của CIO

CIO gắn công việc của mình với các hệ thống có tính chất khái quát.

CIO trong doanh nghiệp (DN) sẽ tập trung phần lớn công việc của mình vào việc thiết kế hệ thống thông tin DN, phát triển các ứng dụng, xây dựng các kho dữ liệu cho toàn công ty, triển khai và bảo trì các hệ thống ứng dụng (như ERP, CRM, SCM…)

Bên cạnh đó, CIO cần trả lời những câu hỏi lớn sau:

  • Phân định và hợp tác với CTO (Chief Technical Officer – GĐ công nghệ) trong các vấn đề liên quan tới dịch vụ dữ liệu?
  • Công ty đã lựa chọn được các đối tác tốt nhất?
  • Hiệu quả đầu tư từ lĩnh vực IT thế nào?
  • Nên mua sắm, thuê ngoài hay tự phát triển các ứng dụng CNTT?
  • Bản thân hệ thống thông tin đã thực sự phục vụ công tác điều hành quản lý DN?
  • Hệ thống thông tin đã được sắp xếp và sát với các lĩnh vực kinh doanh chưa?
  • Các quyết định được ra không cần sự hỗ trợ đầu vào từ CNTT?

Bản thân việc hoạch định luồng thông tin trong DN, cũng như quy hoạch và xây dựng hệ thống các ứng dụng sao cho hợp lý cũng là câu hỏi rất lớn của CIO. Bên cạnh hệ thống ứng dụng lõi (CORE) của DN (VD: DN viễn thông là hệ thống Billing, hệ thống Ngân hàng là Core Banking, hệ thống cho các công ty bán lẻ là Core Retail Trading… ) thì việc tích hợp với các hệ thống nền (back Office) như hoạch định nguồn lực (ERP), quản trị quan hệ khách hàng (CRM), quản lý nhân sự (HRM), quản lý chuỗi cung ứng (SCM) và hệ thống báo cáo đa chiều trong DN (Business Intelligence-BI) sẽ chiếm phần lớn công việc của CIO.

Hiện nay, nhiều DN Việt Nam mới bắt đầu tập trung vào việc xây dựng hệ thống lõi (Core) hoặc nâng cấp hệ thống sang một phần mềm khác hiên đại hơn và có tính ổn định, phục vụ được lâu dài hơn. Một số ít đã hoàn thiện mới bắt đầu tập trung vào ERP. Rất ít DN đã triển khai CRM hoặc HRM và BI.

(theo PC world – sưu tầm)
Đăng tải tại Road to CIO | Bình luận về bài viết này

CIO sẽ ưu tiên nhiều cho năng lực phân tích

Đây là kết luận rút ra từ báo cáo nghiên cứu toàn cầu của IBM với các CIO năm 2009, được công bố tại Hà Nội ngày 15/10/2009.

Nghiên cứu toàn cầu mới của IBM, được thực hiện với hơn 2.500 Giám đốc Thông tin (Chief Information Officers – CIO), trong đó có 86 người tại các quốc gia ASEAN. Đây là cuộc khảo sát trực tiếp lớn nhất từ trước đến nay đối với các CIO.

Nghiên cứu có tiêu đề “Tiếng nói mới của CIO” (“The New Voice of the CIO”) đã thể hiện những quan điểm và tầm nhìn của các CIO từ 78 quốc gia, 19 lĩnh vực và các tổ chức với mọi quy mô và trình độ phát triển.

83% CIO (phạm vi toàn cầu) và 87% CIO (phạm vi ASEAN), cho rằng giải pháp quản trị doanh nghiệp thông minh (Business Intelligence-BI) và giải pháp phân tích (Analytics) là những cách thức để giúp các CIO nâng cao tính cạnh tranh của tổ chức.

Trong nghiên cứu, các CIO cũng đã xác định những dự án mang tính tầm nhìn hàng đầu mà họ đang triển khai hiện nay hoặc tiên lượng về việc triển khai trong tương lai, bao gồm từ việc cải tiến quy trình cho đến khai thác ưu thế của những công nghệ có thể mang lại những ảnh hưởng tài chính tức thời và lợi ích trong dài hạn.

Một số lựa chọn bao gồm: giải pháp quản trị doanh nghiệp thông minh, giải pháp phân tích, ảo hóa và IT xanh, kiến trúc hướng dịch vụ (service oriented architectures – SOA), quản lý dịch vụ và điện toán đám mây.

Nhiều CIO cho biết hiện đang tập trung vào các giải pháp di động và truyền thông hợp nhất, các công cụ cộng tác và mạng xã hội, cũng như là các dự án về Web 2.0, để hỗ trợ truyền thông hiệu quả hơn giữa các nhân viên, khách hàng và đối tác.

Báo cáo còn đưa ra một số khuyến nghị, bao gồm từ các hoạt động kinh doanh chiến lược và sử dụng những công nghệ then chốt mà IBM đã xác định rằng các CIO có thể triển khai, dựa trên những phản hồi từ các CIO trong cuộc khảo sát. Toàn văn Nghiên cứu CIO năm 2009 của IBM và các cuộc phỏng vấn về nghiên cứu được đặt tại địa chỉ: http://www.ibm.com/ciostudy. Dự kiến, bài viết phân tích chi tiết kết quả nghiên cứu từ các CIO sẽ có trên TGVT B số ra ngày 1/11/2009.

Theo PC world

Đăng tải tại Road to CIO | Bình luận về bài viết này

CIO phải có tầm nhìn xa

Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào quá trình vận hành, hoạt động của doanh nghiệp thoạt nghĩ là đơn giản tuy nhiên khi triển khai có thể sẽ bắt gặp rất nhiều sự khó khăn. Những khó khăn đó có thể bắt nguồn từ sự nhận thức, khó khăn về tài chính và sự thiếu tầm nhìn xa của lãnh đạo CNTT (CIO).

Thuyết phục từ những hiệu quả của ứng dụng cụ thể

Khó khăn đầu tiên trong việc triển khai ứng dụng CNTT chính là phải bắt đầu từ những người lãnh đạo cao nhất. Thực tế, các lãnh đạo thường không mường tượng được nên ứng dụng CNTT vào đâu và hiệu quả thu được sẽ đạt mức độ thế nào.
Ai cũng có nhận thức về việc phải ứng dụng CNTT trong các hoạt động nghiệp vụ, thế nhưng để chuyển biến từ nhận thức đến triển khai ứng dụng vào công việc cụ thể lại là một việc không dễ.

Để khắc phục khó khăn này, cần tìm những điểm đột phá của ứng dụng để tăng tính thuyết phục đối với lãnh đạo. Nếu đưa ngay những dự án lớn thì sẽ khó thuyết phục, bởi không thể thấy ngay hiệu quả. Do đó nên tiến hành những công việc cụ thể, những dự án nhỏ nhưng có hiệu quả cụ thể trước. Ví dụ như xây dựng hệ thống e-mail, phổ cập Internet cho các chi nhánh, trang thông tin nội bộ, trang web công ty hay các công cụ giao tiếp với khách hàng qua mạng, …
Qua đó, dần dần tạo sự chuyển biến nhận thức của các lãnh đạo cũng như cán bộ, nhân viên trong công ty về việc cần phải ứng dụng CNTT vào công việc hàng ngày.

Một khó khăn nữa là các bộ phận nghiệp vụ thường quá tải vì phải giải quyết công vụ hàng ngày nên họ không có nhiều thời gian để xác định xem có thể ứng dụng CNTT vào chỗ nào thì tốt. Do đó, trách nhiệm của người làm công nghệ là phải tìm cách thuyết phục, phối hợp để tìm ra những mảng nghiệp vụ cần phải ứng dụng CNTT và khi triển khai ứng dụng có thể thấy kết quả nhanh nhất.

Ở cương vị của một CIO, ngoài khả năng thuyết phục phải chứng minh được hiệu quả bằng thực tế và có thể đo đếm được. Từ những kết quả cụ thể, người lãnh đạo phải có tầm nhìn xa về lộ trình ứng dụng ở đơn vị mình sẽ tiến hành như thế nào, cái đích đằng xa và trước mắt là cái gì. Thứ hai, phải hiểu công việc chuyên ngành, nếu không hiểu nhiệm vụ chuyên ngành thì không thể có được tầm nhìn tốt. Thứ ba, phải hiểu biết thực tế, có kiến thức quản lý và kinh nghiệm chuyên ngành về CNTT. Đây cũng là một số kinh nghiệm được tích lũy từ một số lãnh đạo CNTT xuất sắc năm 2009.

Nhật Tân – newsunvn
Đăng tải tại Road to CIO | Bình luận về bài viết này

CIO: Siêu nhân hay Hercules?

Trong khi chức danh CIO còn chưa được công nhận chính thức trong hệ thống chức danh của nhiều tổ chức, doanh nghiệp (DN), người ta đã đặt lên vai CIO rất nhiều trọng trách cao cả.

Cần nhiều lãnh đạo CNTT

Phát biểu tại lễ trao giải 10 CIO tiêu biểu tại Hà Nội ngày 23/9/2009, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông (TTTT) Trần Đức Lai đánh giá vai trò của giám đốc điều hành (CEO) và giám đốc CNTT (CIO) rất quan trọng trong thúc đẩy ứng dụng và phát triển CNTT.
Theo thứ trưởng, Việt Nam đang và sẽ cần thêm nhiều CIO đủ đức, đủ tài để quản lý và hoạch định chiến lược cho DN, cơ quan nhà nước nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế và tiến bộ của
xã hội.

Qua 5 năm, đến nay, CLB CIO-CEO của Tập đoàn Dữ liệu Quốc tế IDG, đơn vị nêu sáng kiến tổ chức giải thưởng này đã vinh danh 43 CIO xuất sắc (21 người thuộc khối DN, 23 người thuộc khối nhà nước và tổ chức xã hội).
Nhiều CIO tuy được vinh danh nhưng trên thực tế, trong tổ chức, cơ quan chức danh của họ có tên gọi khác hoặc là lãnh đạo kiêm nhiệm. Việt Nam hiện cũng chưa có trường lớp đào tạo CIO, phần lớn CIO hiện nay đều đi lên từ các phòng ban phụ trách CNTT.


CIO có phải siêu nhân?

Diễn giả Wei-Choong Lam, Giám đốc Quản lý Veros Consulting đặt câu hỏi: “CIO có phải là siêu nhân hay Hercules?” Theo ông, CIO thời hiện đại bị nhiều áp lực vây quanh.

  • Thứ nhất là sự thay đổi công nghệ không ngừng. Nhiều sản phẩm hầu như không thể tồn tại quá một năm, tiêu chuẩn chất lượng phát triển liên tục.
  • Thứ hai, môi trường kinh doanh cạnh tranh khốc liệt khiến CIO phải luôn tìm tòi giải pháp quản lý hiệu quả và phù hợp với yêu cầu chuyên môn của phòng ban chức năng.
  • Thứ ba là áp lực từ lãnh đạo trong việc thuyết phục áp dụng ứng dụng hay thay đổi công nghệ. CIO không còn là người am hiểu CNTT mà còn phải là chuyên gia chiến lược kinh doanh, quản lý dự án, quản lý quy trình, biết thương lượng hợp đồng, quản lý tài chính…

Ông Đặng Đức Mai, Cục trưởng Cục Tin học Thống kê, Bộ Tài chính, CIO có số điểm bình chọn cao nhất năm nay và có 18 năm ở vị trí CIO đúc kết 3 khó khăn và thách thức chính của CIO:

  1. Đạt được phối hợp, hiểu biết lẫn nhau giữa cán bộ CNTT với cán bộ nghiệp vụ. Đây là khó khăn bất kỳ CIO nào cũng vấp phải. Nhà nghiệp vụ và nhà CNTT thường nói “ngôn ngữ” khác, không hiểu nhau. Người làm CNTT cần tìm hiểu và giỏi nghiệp vụ, thậm chí chủ động đề xuất cải tiến, chuẩn hoá quy trình nghiệp vụ.
  2. Thủ tục đầu tư dự án CNTT. Có kế hoạch, định hướng nhưng kinh phí, thủ tục đầu tư khá phức tạp. Hiện, Chính phủ chưa ban hành quy định liên quan đầu tư dự án trong lĩnh vực CNTT nên các dự án triển khai không thống nhất. Có dự án chi theo cơ chế chi thường xuyên, có cái theo cơ chế chi đầu tư xây dựng cơ bản. Cách nào cũng bất cập và thường bị chậm do vướng thủ tục, gây áp lực cho người chịu trách nhiệm triển khai.
  3. Triển khai liên quan đến nhiều Bộ, ngành và người sử dụng có trình độ không đồng đều. Thách thức này cần có sự đoàn kết, nhất trí cao để phối hợp tốt với các đơn vị nghiệp vụ, tự xây dựng những quy định, khung chính sách để tiến trình triển khai dự án được nhanh, hiệu quả hơn. Đồng thời, phải chú ý đào tạo nguồn nhân lực thường xuyên, và các cán bộ chuyên sâu về CNTT cũng như đào tạo người sử dụng trên diện rộng.
Đăng tải tại Road to CIO | Bình luận về bài viết này